Cá Tầm là tên gọi chung của một chi của cá có tên khoa học là Acipenser, chúng bao gồm có 21 loài, trong đó có 6 loài phổ biến như:
+) Cá Tầm Châu Âu, Loài này có thể dài tới 4m. Chúng có 11 – 13 tấm xương chắn dọc theo lưng và 29 – 31 xương dọc theo phần hông. Phần miệng của chúng thay đổi theo tuổi, dần trở nên cùn và ngắn ở những con cá già.
+) Cá Tầm Nga
+) Cá tầm sao, sinh sống chủ yếu tại con sông chảy ra biển Đen và biển Azov của Nga. Chúng có mũi dài và nhọn, tuy nhiên điểm khác biệt là chúng chỉ có một râu không tua.
+) Cá Tầm hồ
+) Cá Tầm nhỏ
+) Cá Tầm Beluga
Đây không chỉ là một trong những loài cá nước ngọt có kích thước lớn mà chúng còn là loài sống lâu nhất, nhiều con có thể sống tới 150 năm.
Tương tự như cá mập hay cá đuối, cá tầm cũng được xếp vào chi cá sụn. Cá tầm có phần thân dài hình ống gồm 5 hàng xương gai (sụn), da cá dày và nhám. Ðuôi cá dạng chia chẻ đôi. Miệng cá nhỏ hình nêm, không răng. Mũi dài nhọn có 2 đôi râu cứng hoạt động như ra đa giúp cá tìm kiếm con mồi.
Cá tầm là loài cá săn mồi ở tầng đáy, vì cơ miệng không có răng nên thức ăn chủ yếu của cá tầm là các loài động vật giáp xác và cá nhỏ.
Nói về chất lượng, thịt cá tầm có vị ngọt, thơm và săn chắc, chứa một lượng lớn vitamin A, selenium, canxi, phốt pho, DHA tự nhiên.
Ngoài ra, sụn cá chứa lượng lớn collagen, omega-3, omega-6,… giúp tăng cường thể lực và bồi bổ cơ thể rất tốt, chúng còn là thực phẩm dinh dưỡng rất tốt cho phái đẹp đặc biệt là các bà mẹ đang mang thai.
Cá có thể chế biến nhiều món ngon như nấu lẩu măng chua, nướng muối ớt, nướng riềng mẻ, hấp xì dầu, rang muối… Thịt cá có vị ngọt, thơm, săn chắc
Tại Việt Nam, cá Tầm được nuôi nhiều nhất ở Sapa và Lâm Đồng, nơi được thiên nhiên ưu đãi về thời tiết và khí hậu mới đủ điều kiện để chăn nuôi loài cá này. Tả Phìn Hồ cũng được thiên nhiên ban tặng thời tiết và khí hậu mát mẻ qua nhiều lần khảo sát, kiểm tra năm 2018 Tả Phìn Hồ đã quyết định nuôi thử nghiệm 1000 con sau 01 năm cá đạt trọng lượng từ 1,8kg – 2kg/con; sinh trưởng và phát triển tốt chất lượng thịt cá thơm ngon. Đó là một trong những món ăn không thể bỏ qua của du khách mỗi lần đặt chân đến Tả Phìn Hồ.
Cá tầm được xem là một trong các loài cá thượng hạng. Tùy vào từng thời điểm và chất lượng thịt mà giá của cá tầm có thể dao động khác nhau.
Mức giá trung bình của các sản phẩm từ cá tầm như sau
- Giá cá tầm nguyên con, tươi sống tại thời điểm hiện tại có giá trung bình 280.000 đồng/1kg.
- Với phần cá tầm bào quản lạnh thường bán với giá trung bình khoảng 220.000 đồng/1kg.
- Trứng cá tầm được bán ra thị trường với giá khoảng 150 – 200 triệu đồng/1kg đối với loại thường và gần 1.8 tỷ/1kg đối với trứng cá tầm trắng.
Đây được xem là loại thực phẩm xa xỉ nhất thế giới. Nguyên nhân của điều này là do số lượng cá tầm ngày càng giảm. Đồng thời cá tầm phải mất tới 20 năm mới có thể sinh sản, các công đoạn khai thác trứng cũng rất phức tạp.
Về kỹ thuật nuôi cá Tầm:
Cá Tầm là loại cá xứ lạnh sống trong môi trường nước nhiệt độ từ 18 – 26 *C; PH từ 6,5 – 8,5, nguồn nước trong mát và không bị ô nhiễm
Cá Tầm có thể nuôi trong ao đất hoặc ao xi măng, ao lót bạt chắc chắn và không bị rò rỉ, độ dốc đáy 15* thoát đáy tốt.
Mật độ thả cá giống nuôi bể từ 2-3kg/m3, trong quá trình nuôi cần san thưa khi cá lớn hơn
Về thức ăn:
Thức ăn tự chế đảm bảo không chứa các chất bị cấm theo quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24 tháng 2 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) độ đạm từ 42 – 45%; Lipit 13 -16%; Khoáng 7 -10%; Chất xơ < 3%
Cách cho ăn:
Khi nhiệt độ nước lạnh, cá được cho ăn 1-2 lần/ngày, còn khi thời tiết ấm, cá được cho ăn 4 lần/ngày. Lượng thức ăn cho ăn phụ thuộc vào trọng lượng cá theo thời gian.