Chàm mèo – Tên K.H: Strobilanthes cusia (Nees.) Kuntze

Tên K.H: Strobilanthes cusia (Nees.) Kuntze Họ: Ô rô – Acanthaceae

Mô tả:
Cây nhỏ lưu niên, thân nhẵn, phân nhánh nhiều, phình lên ở các mấu.
Lá mọc đối, hình trái xoan hay bầu dục thon, gân phụ 6-7 cặp, mép có răng
hay khía tai bèo. Hoa mọc so le hay mọc đối, xếp thành bông ít hoa; lá bắc
hình lá, nhẵn, lá bắc con hình sợi; các lá đài nhọn; tràng hoa màu lam đến
tím, phía trên loe ra, có 5 thuỳ bằng nhau, nhị 4; bầu không lông. Quả nang
dài, không lông.
Sinh thai: Cây mọc hoang ở các thung lũng ẩm ướt, các núi đá.
Phân bố:
Ở hầu hết các tỉnh vùng cao ở miền Bắc như Lào Cai, Lai Châu, Sơn
La, Hà Giang, Cao Băng, Lang Sơn, Thái Nguyên.
Bộ phân dung:
Lá – Folium Strobilanthis Cusiae, thường gọi là Mã lam; Bột chàm –
Indigo naluralis, thường gọi là Thanh đại.
Thành phần hoá học:
Lá Chàm mèo chứa 0,4-1% indican. Còn có indirubin.
Công dung:
Chàm mèo được dùng chữa trẻ em kinh sợ, cam nhiệt, sốt, sốt phát
cuồng, sưng amydgal, nôn mửa, thổ huyết, phụ nữ rong kinh, rong huyết.
Dùng ngoài lấy cả cây Chàm mèo nấu cao đặc bôi chữa chàm chốc viêm
lợi chảy máu mồm miệng lở loét, rắn độc và sâu bọ cắn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *