Tên K.H: Sambucus javanica Reinw. ex Blume Họ: Cơm cháy – Caprifoliaceae
Mô tả:
Cây nhỡ sống nhiều năm. Thân xốp gần tròn, nhẵn, màu lục nhạt; cành
to trong rỗng có tuỷ trắng xốp, ngoài mặt có nhiều lỗ bì. Lá mềm, mọc đối,
kép lông chim lẻ gồm 3-9 lá chét, mép khía răng; cuống lá có rãnh ở mặt
trên và loe rộng ở phía gốc thành bẹ. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành xim,
nom như tán kép. Quả mọng, hình cầu, màu đỏ sau đen, chứa 3 hạt dẹt.
Sinh thai:
Cây mọc hoang ở miền núi, ven suối, bờ khe.
Phân bố:
Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Cao Băng, Lang Sơn, Băc Thái tơi Lâm
Đồng.
Bộ phân dung:
Toàn cây – Herba Sambuci Javanicae.
Thành phần hoá học:
Trong cây có các chất a-amyrin galmitate, acid ursol, stigmasterol,
camposterol, tanin.
Công dung:
Rễ trị đòn ngã tổn thương, gãy xương, thấp khớp. Thân và lá trị viêm
thận, phù thũng. Dùng ngoài chữa đụng giập, ngứa, eczema. Quả và vỏ
được dùng sắc uống để thông lợi đại và tiểu tiện, chữa kiết lỵ và thấp thũng.