Đuôi chồn – Tên K.H: Uraria crinita (L.) Desv. ex DC

Tên K.H: Uraria crinita (L.) Desv. ex DC. Họ: Đâu – Fabaceae
Mô tả:
Cây nhỏ cao tới 1,5m. Lá có 3-5 lá chét hình trái xoan dài, tròn ở gốc,
nhọn dần lại và tù, có mũi cứng ở đầu, nhẵn, sáng bóng, thường có vân
trắng ở mặt trên, nhạt màu và hơi có lông mềm ở mặt dưới. Hoa màu tim
tím, xếp thành chùm ở ngọn, hình trụ, dạng bông, dài 15-20 cm, rộng 20-
30mm. Quả đậu đen bóng, có 3-5 đốt, đường kính 3mm.
Sinh thai:
Thường thấy trong các thảm cỏ cây bụi khô, rừng tre.
Phân bố:
Cây của vùng Viễn Đông. Khá phổ biến khắp nước ta, từ Lào Cai đến
Lâm Đồng; Vũng Tàu cho tới Tây Ninh.
Bộ phân dung:
Toàn cây – Herba Urariae Crinitae.
Công dung:
Cây được dùng chữa: 1. Cảm lạnh, ho; 2. Bệnh giun chỉ và sốt rét; 3.
Trẻ em biếng ăn và suy dinh dưỡng; 4. Nôn ra máu, ho ra máu, đi tiểu ra
máu và các vết thương chảy máu. Ở Inđônêxia, người ta dùng toàn cây chữa
lỵ, ỉa chảy, lá lách sưng to, đau gan, rò, mụn mủ, bướu. Dân gian thường
dùng, lá, hoa, rễ giã đắp mụn nhọt

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *