Tên K.H: Amomum aromaticum Roxb. Họ: Gừng – Zingiberaceae
Mô tả:
Cây thảo sống lâu năm. Thân rễ mọc ngang, có nhiều đốt. Lá mọc so le,
có cuống hay không; bẹ lá có khía dọc; phiến lá, rộng, nhẵn, mặt trên màu
lục sẫm, mặt dưới màu nhạt hơn. Cụm hoa dạng bông mọc từ gốc; hoa
màu đỏ nhạt. Quả hình trứng, màu đỏ sẫm, thơm.
Sinh thai:
Ở nước ta, cây mọc hoang và được trồng ở vùng núi cao lạnh, dưới tán
rừng cây to, đất ẩm nhiều mùn.
Phân bố:
Loài phân bố ở Ấn Độ, Nêpan, Nam Trung Quốc, Campuchia, Việt
Nam: ở các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu…
Bộ phân dung:
Quả – Fructus Amomi Aromatici, thường gọi là Thảo quả.
Thành phần hóa học:
Có tinh dầu với tỷ lệ 1-1,5%.
Công dung:
Thường dùng chữa đau bụng đầy trướng, ngực đau, nôn oẹ, ỉa chảy, trị
sốt rét, lách to; còn dùng ngâm nuốt nước, chữa hôi mồm, ho, chữa đau
răng, viêm lợi. Ở Ấn Độ để làm thuốc lợi tiêu hoá, chữa đau thần kinh. Ở
Trung Quốc dùng chữa ho đau ngực có đờm loãng, bụng dạ lạnh đau, tỳ hư
ỉa chảy, nôn oẹ và sốt rét.
Thiên nhiên thuần khiết