Tên K.H: Desmodium spp. Họ: Đâu – Fabaceae
Mô tả: Desmodium gangeticum (L.) DC.
Cây bụi cành mọc vươn dài, cành con mảnh có lông về sau nhẵn. Lá
có một lá chét hình trái xoan, tròn hay hình tim ở gốc, hầu như tù và nhọn
ngắn ở chóp, mỏng, có lông mịn ngắn ở mặt trên và có nhiều lông rạp
xuống ở mặt dưới. Lá kèm nhọn. Cụm hoa ở nách hay ở ngọn, có lông, gồm
những hoa nhỏ xếp từng đôi một. Quả hơi cong hình cung, không cuống, có
lông, chia làm 7-8 ô, mỗi ô chứa 1 hạt.
Sinh thai:
Mọc hoang ở vùng đồi núi, trên các bãi cỏ, ven đường.
Phân bố:
Loài cây cổ nhiệt đới, phân bố từ Bắc tới Nam.
Bộ phân dung:
Toàn cây (thân, lá, rễ, hạt) – Herba Desmoldii Gangetici.
Công dung:
Thường dùng uống trong chữa bệnh về thận, phù thũng, sỏi mật và
ngộ độc. Liều dùng 6-12g. Ở Ấn Độ, rễ được dùng chữa ỉa chảy, sốt mạn
tính, thiểu năng mật, ho, nôn, hen suyễn, rắn cắn và bò cạp đốt; rễ và hạt
được dùng làm thuốc hạ nhiệt và chống xuất tiết. Ở Vân Nam (Trung
Quốc), thân lá dùng trị đòn ngã tổn thương, tử cung trệ xuống, bế kinh;
dùng ngoài trị ngứa sần, viêm da thần kinh. Hạt dùng trị đau lưng.
Thiên nhiên thuần khiết