Thông thảo – Tên K.H: Tetrapanax papyriferus (Hook.) K. Koch

Tên K.H: Tetrapanax papyriferus (Hook.) K. Koch Họ: Nhân sâm – Araliaceae
Mô tả:
Cây gỗ hoặc cây gỗ nhỏ cao 2-6m. Thân cứng, giòn, có lõi xốp trắng
(tuỷ). Lá to, chia thành nhiều thùy, có khi cắt sâu đến giữa lá, mép có răng
cưa to hay nhỏ, gân gốc 5-7. Cuống hoa hình tán, họp thành chuỳ cao 40cm,
có lông. Hoa có 4 cánh hoa màu lục, bầu 2 ô, 2 vòi nhuỵ. Quả dẹt hình cầu,
màu tía đen, có 8 cạnh.
Sinh thai:
Cây moc ở rừng ẩm, vung n ui cao.
Phân bố:
Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn tới Đắc Lắc. Cũng phân bố ở Trung
Quốc.
Bộ phân dung:
Lõi thân – Medulla Tetrapanacis, thường gọi là Thông thảo. Rễ, nụ hoa
cũng được dùng.
Thành phần hóa học:
Có inositol, còn chứa polysaccharit, lactose, acid galacturonic.
Công dung:
Thường dùng chữa bệnh sốt khát nước, ho, làm thuốc lợi sữa. Ở Trung
Quốc, người ta dùng chữa bệnh đái đỏ, bệnh lậu đái buốt, Thủy thũng đái ít
và phụ nữ cho con bú không thông sữa, tỳ lạnh mắt mờ, mũi tắc…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *